NẠO VÉT CỐNG RÃNH TẠI BẠC LIÊU 0946.900.100
Mặc cho nắng nóng cháy da hay mưa dông lạnh buốt, những công nhân của Đội thoát nước (thuộc Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh) vẫn miệt mài làm việc trong môi trường khắc nghiệt để nạo bùn, vớt rác… Họ đã âm thầm cống hiến công sức để góp phần làm cho thành phố ngày càng sạch đẹp, văn minh.
Mặc dù thời gian qua huyện Đông Hải đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường nhưng do nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngày càng tăng, rác thảy sinh hoạt nhiều và một ít hộ chưa ý thức cao trong việc bỏ rác đúng nơi qui định đã làm cho nhiều tuyến cống rãnh bị ứ đọng, gây mùi hôi, ảnh hưởng đời sống hàng ngày của bà con nhân dân. Trước tình hình đó, UBND thị trấn Gành Hào đã phối hợp Trung tâm dịch vụ đô thị huyện thuê mướn nhân công, tiến hành nạo vét toàn bộ các tuyến cống rãnh trong nội ô thị trấn để cải thiện môi trường và tạo điều kiện tốt cho nhân dân vui xuân, đón tết.
Tính đến thời điểm này, các tổ thi công đã thực hiện hoàn thành việc nạo vét ở toàn bộ các tuyến. Bên cạnh việc thuê mướn nạo vét cống rãnh, thị trấn Gành Hào cũng thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường, phấn đấu gìn giữ bộ mặt đô thị “xanh – sạch – đẹp”./.
Hiểm nguy luôn rình rập
Mặc dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng do tính đặc thù của công việc, mỗi ngày những công nhân Đội thoát nước vẫn phải trầm mình dưới lòng cống nước đen ngòm, mùi hôi thối nồng nặc, có lúc tưởng như nghẹt thở để nạo vét. Vất vả nhất là những ngày mưa bão, rác thải bị cuốn xuống cống nhiều gây tắc nghẽn khiến những công nhân phải làm việc liên tục không kể ngày đêm, bì bõm trong nước ngập tới miệng hố ga vớt rác khơi thông dòng chảy. Có những đoạn hố ga hẹp và sâu đến 5 - 6m, công đoạn chuyển rác thải, bùn lên trên cũng phải cần đến nhiều người, nặng nhọc gấp đôi, vô cùng vất vả.
Không chỉ làm việc trong môi trường nặng nhọc, những công nhân nạo vét cống còn phải đối mặt với những tai nạn có thể gặp phải bất cứ lúc nào do nhiều cơ sở, quán ăn xả phế liệu, chất thải gây nguy hiểm… xuống cống. Ngoài ra, họ thường nhận những ánh mắt, hành động kỳ thị của một số người do quần áo bốc mùi hôi thối từ nước cống.
Khó khăn, độc hại là vậy, nhưng với lòng yêu nghề và vì cuộc sống mưu sinh, họ đã vượt qua tất cả. Chú Tào Thanh Tuấn (59 tuổi, ngụ Phường 8, TP. Bạc Liêu) - người có thâm niên hơn 20 năm với nghề tâm sự: “Để làm được nghề này thì trước hết phải có sức chịu đựng, nhất là những đoạn cống có hóa chất, dầu mỡ, mảnh vỡ thủy tinh, đinh gỉ, phế liệu... Với chúng tôi, bị kim đâm hay bị miểng chai cứa đứt chân là chuyện bình thường. Nếu vết thương nhỏ thì tự sơ cứu tại chỗ, khi nào nặng quá, phải may vết thương thì mới đến cơ sở y tế. Nguy hiểm là vậy nhưng chúng tôi vẫn luôn cố gắng để gắn bó với nghề”.
Tuy vào nghề mới được 4 năm nhưng anh Trần Văn Hùng (33 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hậu A) cũng đã nhiều lần nếm trải những hiểm nguy, nhọc nhằn của nghề. Anh Hùng kể: “Những ngày mới vào làm, tôi bị bệnh liên tục do phải thường xuyên ngâm mình trong nước thải, nhất là những nơi có hóa chất từ các cơ sở sản xuất dội xuống, bỏng rát cả người, toàn thân nổi bỏng đỏ đau rát, ngứa ngáy vô cùng. Làm công việc này phải chịu khó lắm mới trụ được, không chỉ dơ bẩn, độc hại mà còn mang nỗi mặc cảm, nhưng nghĩ đến vợ con, cuộc sống của gia đình thì tôi lại cố gắng hơn. Thật ra, nghề nào cũng cao quý, làm ra đồng tiền bằng chính mồ hôi, công sức của mình thì không có gì phải xấu hổ”.
Đối diện nhiều khó khăn
Nạo vét cống là một công việc độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, đa phần là bệnh phổi, viêm da vì thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải, hít khí độc. Tuy công việc nặng nhọc, nhưng mức lương cũng chỉ khoảng 5,5 - 7,5 triệu đồng/tháng (bao gồm cả tiền hưởng chế độ độc hại). Hầu hết các công nhân nạo vét cống đều có chung hoàn cảnh gia đình khó khăn, thậm chí có người đã ở tuổi xế chiều vẫn còn phải ở nhà thuê, do đó, phải chi tiêu rất hạn chế mới có thể sống được trong thời buổi vật giá leo thang.
Anh Lê Trung Hiếu - Đội trưởng Đội thoát nước Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh, cho biết: “Đội thoát nước có 3 tổ, mỗi tổ gồm 4 - 5 thành viên. Công nhân làm việc được chia theo ca, làm việc bài bản. Dù thu nhập chưa thật sự tương xứng với sức lao động và sự độc hại, nguy hiểm nhưng với lòng yêu nghề và sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của anh chị em, sự quan tâm, chăm lo đời sống người lao động của lãnh đạo Trung tâm đã tạo nên động lực, niềm lạc quan để anh chị em gắn bó với nghề”.
Vẫn biết mọi nghề nghiệp hợp pháp đều đáng trân trọng, tuy nhiên, trên thực tế không mấy ai muốn làm công việc vừa nặng nhọc vừa độc hại như nghề nạo vét cống. Và, những người lao động bình dị ấy đã lựa chọn công việc mà nhiều người từ chối để góp phần nhỏ bé cho một xã hội văn minh. Làm việc nặng nhọc nhưng không hề than vãn, chán nản với nghề, họ chỉ mong người dân có ý thức và trách nhiệm hơn, không xả thải bừa bãi thì công việc của những công nhân môi trường nói chung và công nhân nạo vét cống ngầm sẽ bớt vất vả hơn.