------------ kính thưa quý khách hàng :
-xừ lý chất thải nguy hại là gì ?
------ nó có ảnh hưởng đến đời sống chúng ta hay không?
-----------và làm thế nào để có thể xử lý được nó , mà không ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh,
- chất thải công nghiệp , chất thải rắn, chất thải lỏng , hay nhửng chất dầu mỡ của những cụm công nghiệp, khu chế xuất, hay những công ty chế biến thủy sản, thì những chất thải đó họ xử lý như thế nào , hay họ đỗ bậy ra những con kênh con rạch thì hỡi ơi .
nguồn nước và môi trường chúng ta sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân và không ít đến những trẻ nhỏ.
ngoài những chất đó ra như khói bụi nè, hoặc những rác thải ra môi trường mà không được xử lý nghiêm nghặc.
- do đó mà dịch vụ vệ sinh môi trường hoàng lâm chúng tôi xin giới thiệu đến quý công ty quý doanh nghiệp , quý cụm công nghiệp , môi trường hoàng lâm ra đời với phươn châm giúp ích cho đời sống người dân ngày càng trong lành hơn với hệ thống xừ lý chất thải nguy hại, chất dầu mỡ công nghiệp .
- chúng tôi không chỉ chuyên nghiệp và uy tín mà còn chất lượng thì quý khách cứ an tâm
- chúng tôi hoạt động trên 10 năm trong ngành xử lý chất thải nguy hại , chúng tôi có đầy đủ kinh nghiệm để đảm trách nhiệm xử các chất thải. hãy tin chúng tôi vì chúng tôi hoạt động với phương châm " chữ TÍN chữ TÂM là chuyên nghiệp "
- Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại. Chẳng hạn như:
-
- Philiphine: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho người và động vật.
-
- Canada: chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc - môi trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
-
- Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc có đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.
-
Mỹ: có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
Nằm trong mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách)
Có một trong bốn đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính
Được nhà sản xuất công bố là chất thải nguy hại
-
Tại Việt Nam: chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800oC. Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và tro. Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao.
Đốt thùng quay. Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Thùng quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 1100°C.
- Sau khi xử lý, quá trình vẫn còn thải ra một lượng cặn không thể tận dụng hay xử lý được nữa như tro của quá trình đốt tiêu hủy… biện pháp cuối cùng để giải quyết các chất thải này là thải bỏ an toàn.
- Thải bỏ có nghĩa là chuyển chất thải từ nơi này đến nơi khác, từ môi trường này đến môi trường khác (từ khí, nước vào trong đất…). Thải bỏ an toàn phải hạn chế khả năng gây nguy hại của chất thải, đảm bảo không cho chất nguy hại rò rỉ, di chuyển, lan truyền trong môi trường. Để đạt được yêu cầu nêu trên, có một số những quy định cần thiết đối với các đơn vị sản xuất hay quản lý chất nguy hại cần phải tuân thủ.
- Nơi phát sinh chất thải nguy hại phải kiểm tra chất thải của họ xem có bị cấm thải bỏ hay không. Nếu chất thải là không thể thải bỏ thì chúng ta phải tìm kiếm một phương pháp xử lý thích hợp trước khi thải bỏ.
- Nếu đơn vị tạo ra chất thải nguy hại đang quản lý một chất thải bị hạn chế hoặc không đạt tiêu chuẩn để xử lý, đơn vị này phải thông báo cho nơi lưu trữ/xử lý về các tiên chuẩn xử lý cho mỗi chuyến chất thải. Thông báo này phải bao gồm:
+ Mã số chất thải nguy hại ;
+ Tiêu chuẩn xử lý thích hợp và những điều cấm áp dụng;
+ Danh mục chất thải kèm theo mỗi chuyến hàng;
+ Dữ liệu phân tích chất thải, nếu có.
- Nếu đơn vị tạo ra chất thải đang quản lý một chất thải bị hạn chế mà đạt tiêu chuẩn xử lý, đơn vị này phải xuất trình thông báo và giấy chứng nhận rằng chất thải này đạt tiêu chuẩn xử lý. Giấy chứng nhận phải được ký duyệt bởi các cấp có thẩm quyền.
- Nếu chất thải dễ bị lan truyền rộng từ nơi này đến nơi khác trên toàn lãnh thổ, thì với mỗi chuyến chất thải, đơn vị tạo ra chất thải phải gởi kèm theo một thông báo cho nơi tiếp nhận rằng chất thải này không bị cấm chôn lấp.
- Nếu đang quản lý một chất thải bị hạn chế trong các bồn hay tank và đang tiếp tục xử lý cho đạt tiêu chuẩn thải bỏ, đơn vị tạo ra chất thải lên kế hoạch phân tích chất thải bằng văn bản. Kế hoạch này phải được nộp cho các cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày trước khi xử lý. Bản sao của kế hoạch này phải được lưu lại để tiện theo dõi.
- Nếu đơn vị tạo ra chất thải xác nhận rằng chất thải này bị hạn chế dựa trên lý thuyết hay kiểm tra thực tế, những bản sao của tất cả các hồ sơ có liên quan đến quyết định này phải được đính kèm vào hồ sơ.
- Nếu đơn vị phát sinh chất thải bị hạn chế xác nhận rằng họ không phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với chất thải này, họ phải đính kèm một thông báo nêu rõ quyết định này trong hồ sơ chất thải, bao gồm những chú thích về cách sắp xếp hay sử dụng chất thải.
- Đơn vị tạo ra chất thải phải giữ lại trong cơ quan tất cả mọi thông báo, giấy xác nhận, luận chứng, dữ liệu phân tích chất thải và những hồ sơ khác trong vòng tối thiểu là 5 năm.
Đối với chất thải nguy hại, thải bỏ chất thải được coi là một phương pháp lưu trữ an toàn phần cặn còn lại, do đó các thao tác thực hiện quá trình này phải do nhà chuyên môn thực hiện. Các cơ sở sản xuất không có đủ quyền hạn thực hiện việc này. Vì vậy, nhà máy xử lý chất thải nguy hại là một nhu cầu thiết yếu.
Các phương pháp hoá học và vật lý
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra khỏi chất thải bằng các phương pháp tách pha.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hoá học nhằm thay đổi tính chất hoá học của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại.
- Lọc.
Lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất (khí, lỏng hay kem nhão…) khi đi qua môi trường xốp (vật liệu lọc). Các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chênh lệch áp suất gây bởi trọng lực, lực ly tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
- Kết tuả.
- Kết tuả là quá trình chuyển chất hoà tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hoá học tạo tủa hay thay đổi thành phần haó chất trong dung dịch (thay đổi pH…), thay đổi điều kiện vật lý của môi trường (hạ nhiệt độ) để giảm độ hoà tan của hoá chất, phần không tan sẽ kết tinh. Phương pháp kết tuả thường dùng kết hợp với các quá trình tách chất rắn như lắng cặn, ly tâm và lọc.
- Oxy hoá khử.
Phản ứng oxy hoá khử là phản ứng trong đó trạng thái oxy hoá của một chất phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxy hoá của một chất khác giảm xuống. Chất cho điện tử là chất khử, chất nhận điện tử là chất oxy hoá. Để thực hiện quá trình oxy hoá khử, người ta trộn chất thải với hoá chất xử lý (tác nhân oxy hoá hay khử) hay cho tiếp xúc các hoá chất ở các dạng dung dịch với hoá chất ở thể khí.
- Bay hơi. Bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp nhiệt để hoá hơi chất lỏng. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng.
- Đóng rắn và ổn định chất thải
Đóng rắn là làm cố định hoá học, triệt tiêu tính lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành một khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao.
Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy hại trong môi trường; làm chất thải dễ vận chuyển do giảm khối lượng chất lỏng trong chất thải và đóng rắn chất thải; giảm bề mặt tiếp xúc chất thải với môi trường tránh thất thoát chất thải do lan truyền, rò rỉ, hạn chế hoà tan hay khử độc các thành phần nguy hại.
Đóng rắn là quá trình bổ sung vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn. Trong đó có thể có các liên kết hoá học giữa chất độc hại và phụ gia.
Ổn định là quá trình chuyển chất thải thành dạng ổn định hoá học hơn. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả đóng rắn nhưng cũng bao gồm cả sử dụng các phản ưng hoá học để biến đổi các thành phần chất độc hại thành chất mới không độc.
- Cố định hoá học là biến đổi chất độc hại thành dạng mới không độc.
- Bao gói là quá trình bao phủ hoàn toàn hay sử dụng hàng rào bao quanh khối chất thải bằng một chất khác.