VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN , CHẤT THẢI LỎNG NGUY HẠI GIÁ RẺ 0966.803.903
Chất thải rắn là gì trong đời sống của chúng ta .
Định nghĩa chất thải rắn . Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải… Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.
Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
Vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại là quá trình chuyên chở chất thải rắn và chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải nguy hại.
Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của chất thải nguy hại (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người
Tái sử dụng , tái chế chất thải là việc trực tiếp sử dụng lại hoặc thu hồi, tái chế lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để biến thành các sản phẩm mới, hoặc các dạng năng lượng để phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn là do hoạt động của con người, chính vì vậy chất thải rắn rất đa dạng.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, ví dụ như phân loại theo nguồn gốc phát sinh, phân loại theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo khả năng công nghệ xử lý và tái chế…
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con người mà chất thải rắn sinh ra được phân loại thành:
– Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan…
– Chất thải rắn nông nghiệp : rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…
– Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Ví dụ như nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…
-
b) Phân loại theo thành phần hóa học
– Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải chế biến thức ăn…
– Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
-
c) Phân loại theo tính chất độc hại
– Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…
– Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
-
d) Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
– Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
– Chất thải cháy được, chất thải không cháy được,
– Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…
Thành phần chất thải rắn hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Chất thải hữu cơ thường là chất thải từ các công đoạn chế biến thực phẩm như tôm, cua, cá… từ các phế phẩm nông lâm nghiệp, chăn nuôi như rau, củ, quả, phân lợn, gà… Các chất thải hữu cơ thường được tái chế thành phân vi sinh hoặc có thể ủ sinh học để sinh ra khí metan dùng cho việc cung cấp năng lượng nhiệt.
Thành phần vô cơ
Thành phần rác thải vô cơ như đất, cát, đá sỏi, sành sứ, thủy tinh. Các loại hình chất thải này thường có nguồn gốc từ hoạt động xây dựng, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, tro xỉ của các lò đốt chất thải, lò luyện kim…
Chất thải dễ phân hủy sinh học
Chất thải rắn có thành phần dễ phân hủy sinh học thường là chất thải thực phẩm, chất thải nông nghiệp như rau, thịt, phân gia súc, gia cầm. Chất thải loại này thường được ủ sinh học để làm phân compost (phân trộn) hoặc ủ lên men tạo thành khí metan.
Thành phần tái chế được
Chất thải rắn có thành phần có thể tái chế được thường hay được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chất thải công nghiệp.
Ví dụ chất thải tái chế được như kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, chất thải điện tử… Ngày nay, nhiều loại chất thải tái chế rất đa dạng như ắc qui, lốp xe, xỉ than của các lò đốt làm vật liệu xây dựng, ngay cả bùn thải của công nghệ mạ niken, crôm cũng được thu hồi kim loại,bùn đỏ của quá trình sản xuất oxit nhôm cũng được tái chế thành các vật liệu khác nhau, …
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CHẤT THẢI RẮN
Khi tính toán các yếu tố công nghệ cho quá trình xử lý chất thải rắn người ta thường nói đến một số tính chất của nó như tỷ trọng,độ ẩm, độ xốp, kích thước trung bình… Trong trường hợp công nghệ nhiệt phân được lựa chọn người ta còn quan tâm đến các tính chất khác của chất thải như nhiệt trị, nhiệt dung riêng, độ cháy, độ tro v.v…
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là khối lượng của vật chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Khối lượng riêng của chất thải rắn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như chất thải đổ đống có nén hoặc không nén.
kỹ thuật : 0918.455.699 a vũ
điều hành : 0948.600.500 a long
văn phòng : 0937.700.600 - 0906.778.400
-
♦ rút hầm cầu bến xe ⇒ quận 12
♦ rút hầm cầu kcn tân bình ⇒ quận 11
♦ rút hầm cầu tân an ⇒ quận 10
♦ rút hầm cầu tân trụ ⇒ quận 9
♦ rút hầm cầu mộc hóa ⇒ quận 8
♦ khu kinh tế mộc bài ⇒ quận 7
♦ rút hầm cầu bến lức ⇒ quận 6
♦ rút hầm cầu cái bè ⇒ kcn bình dương
♦ rút hầm cầu thủ đức ⇒ kcn an ninh
♦ rút hầm cầu bình chánh ⇒ lăng cha cả tân bình
♦ rút hầm cầu phú nhuận ⇒ nguyễn hữu tiến-tân phú
♦ rút hầm cầu tân phú ⇒ kcn xuyên á -cù chi
♦ rút hầm cầu kcn đất cuốc ⇒ hậu giang
♦ rút hầm cầu kcn dĩ an ⇒ bình trị đông-bình tân
♦ rút hầm cầu kcn sóng thần ⇒ lý thường kiệt quận 10